Dùng cây me đất chữa viêm xoang hết bệnh chỉ sau 3 lần dùng

Làm cách nào để dùng cây me đất chữa viêm xoang.

Trong cây me đất được khoa học nghiên cứu và tìm thấy lượng lớn caroten và vitamin nhóm B ( B1, B2) acid oxalic, kali,oxalat, vitamin C. Đây chính là những yếu tố giúp sát khuẩn, chống viêm và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể chống lại bệnh tốt hơn. Đặc biệt phù hợp với bệnh nhân bị bệnh viêm mũi dị ứng.

Tại sao cây me đất chữa viêm xoang được?

Cây me đất là một trong những loài cỏ dại thường mọc ở trong vườn nhà hoặc những cánh đồng. Có lẽ, với cái tên cỏ ba lá sẽ khiến nhiều người cảm thấy quen thuộc hơn tên cây me đất. Từ xa xưa, cây me đất được ứng dụng nấu cánh vì vị chua đặc trưng của nó. Rất hiếm người biết cây me đất thực ra cũng là một vị thuốc Nam tuyệt vời  trong việc chưa bệnh viêm xoang, viêm họng.

Tác dụng của cây me đất với viêm xoang là: Trong cây me đất được khoa học nghiên cứu và tìm thấy lượng lớn caroten và vitamin nhóm B ( B1, B2) acid oxalic, kali,oxalat, vitamin C. Đây chính là những yếu tố giúp sát khuẩn, chống viêm và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể chống lại bệnh tốt hơn. Đặc biệt phù hợp với bệnh nhân bị bệnh viêm mũi dị ứng.

cay-me-dat-chua-viem-xoang-1

Đông y cũng có những tài liệu khẳng định cây me đất có vị chua nên tính mát, không có độc có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm và làm hạ huyết áp, có lợi cho tiêu hóa. Người xưa đã ứng dụng loại cỏ này để chữa các bệnh ngoài da, nấm chân, nhọt độc, chữa viêm, chữa viêm họng, trị ho… Nhìn chung là một cây lành tính, cần thiết cho những gia đình có trẻ nhỏ.

Cách dùng cây me đất chữa viêm xoang cực đơn giản

Cách chữa viêm xoang bằng cây me đất đơn giản nhất là dùng lá me đất rửa sạch, để ráo nước và giã nhỏ, vắt lấy nước cốt, hòa với vài hạt muối và nhỏ trực tiếp vào mũi.

Cách thứ hai dùng cây me đất trị viêm xoang đó là sử dụng lá me đất để nấu các món canh như. Tuy nhiên, bạn chế nấu món canh liên quan đến những đồ ăn lạnh như cua, ốc, tôm….hải sản … Những bệnh nhân bị bênh xoang nên kiêng những loại đồ ăn từ hải sản vì tăng nguy cơ dị ứng và tăng tiết dịch nhầy từ mũi.

Đông y cũng có những tài liệu khẳng định cây me đất có vị chua nên tính mát, không có độc có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm và làm hạ huyết áp, có lợi cho tiêu hóa. Người xưa đã ứng dụng loại cỏ này để chữa các bệnh ngoài da, nấm chân, nhọt độc, chữa viêm, chữa viêm họng, trị ho… Nhìn chung là một cây lành tính, cần thiết cho những gia đình có trẻ nhỏ.

cay-me-dat-chua-viem-xoang-2

Một lưu ý dành cho bệnh nhân khi điều trị viêm xoang

Hãy nhớ đến 5 nguyên tắc:

  • Vệ sinh hàng ngày bằng nước mũi: Nên mua nước muối nhỏ hoặc xịt 2 lần trong ngày và sau khi đi bụi để rửa mũi
  • Tránh những tác nhân bất lợi với bệnh: Đồ ăn lạnh, những tác nhân cơ thể dị ứng, môi trường bụi hoặc quá khô.
  • Vào mùa lạnh hoặc trong môi trường điều hòa khô nên dùng máy phun sương để giúp mũi được làm ẩm, giảm cảm giác khó chịu.
  • Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh. Khi mới ngủ dậy vào mùa thu hoặc đông nên khoác áo ấm hoặc dùng tay xoa ngực đến khi âm thì mới đi ra ngoài.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng cường thể lực, phòng ngừa tác nhân gây bệnh.

Hy vọng những thông tin về cách trị viêm xoang bằng biện pháp dân gian trên đã giúp bệnh nhân tìm được một vị thuốc quý giúp cho việc phòng và chữa bệnh viêm xoang trở nên hiệu quả hơn.

Nguồn: https://thaoduockhoe.com/chia-se/cay-me-dat-chua-viem-xoang.html

Tiết lộ 3 loại thảo dược trị viêm xoang hiệu quả hiện nay

Tiết lộ 3 loại thảo dược trị viêm xoang hiệu quả hiện nay.

Những lúc bị viêm mũi xoang bạn thường khổ sở vì những triệu chứng nghẹt mũi, khó thở nhưng không biết cách khắc phục như thế nào cho hiệu quả. Thảo dược khỏe sẽ gợi ý có những thảo dược trị viêm xoang mũi hiệu quả cao lại không hề có tác dụng phụ. Những cây thuốc này lại rất dễ tìm, dễ trồng, lại mang đến hiệu quả cao.

Cây ngải cứu chữa viêm xoang mũi

Để thực hiện phương pháp chữa trị viêm xoang này, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Thu nhặt lấy lá và hoa của cây ngải cứu
  • Sau đó đem đi sấy khô bằng luồng khí mát hoặc phơi ở bóng râm nhiều ngày. Lưu ý là dược tính của thuốc sẽ bị suy giảm nếu bạn phơi chúng ngoài trời nắng gắt.
  • Khi hoa lá khô quắt cất giữ chúng trong hộp kín, tránh ẩm hoặc ánh sáng trực tiếp.

Cách dùng: Dùng một ít lá lẫn hoa vò nát trong tay, gỡ gân lá bỏ đi rồi đặt vào miếng giấy nhỏ cuộn thật chặt giống hình dạng của điếu thuốc. Sau đó, dùng lửa đốt 1 đầu, để chúng bắt lửa rồi bốc khói là được, dập tắt lửa. Chúng ta dùng khói này để hơ vào vị trí huyệt dưới đây.

thao-duoc-tri-viem-xoang-1

Vị trí hơ: 1: huyệt ngay đỉnh đầu; huyệt 2, 3: nằm trên rãnh giữa của ngôi tóc, nằm phía trên và dưới huyệt 1 đoạn 2 cm; huyệt 4,5: nằm trên đường nối chót 2 vành tai, nằm 2 phía của huyệt 1 đoạn 2cm. Đặt đầu thuốc đang bốc khói cách da đầu khoảng 1.5 cm. Khi hơ thấy chỗ huyệt ấm nóng thì luân phiên chuyển qua huyệt khác. Thời gian hơ tất cả các huyệt để chữa viêm xoang mũi kéo dài 15-30 phút.

Thảo dược trị viêm xoang: Cây mướp đắng

Đây là mẹo chữa viêm mũi xoang tại nhà đơn giản mà bạn không nên bỏ qua. Mướp đắng là thảo dược mà bạn có thể tận dụng hết tất cả các bộ phận. Những bộ phần của dàn mướp từ quả, lá, thân đều có giá trị sử dụng riêng. Rau mướp được dùng để chế biến món ăn hằng ngày, còn đối với những quả già thì tận dụng phần xơ để trị hôi chân, hôi giày còn dây mướp thì chữa bệnh viêm mũi dị ứng hiệu nghiệm vô cùng.

Cách thực hiện: Lấy những đoạn nằm gần gốc của dây mướp rửa thật sạch và cắt đoạn ngắn chừng vài đốt tay. Bạn cũng có thể chế biến thêm với mướp đắng để dễ dùng hơn bằng cách dùng thêm thịt lợn, băm nhỏ hay thái miếng, cho vào nấu chung với dây mướp.

thao-duoc-tri-viem-xoang-2

Món ăn này thích hợp cho cả người lớn lẫn trẻ em, bạn cần dùng món này mỗi ngày. Thông thường thời gian khỏi bệnh là nửa tháng. Nếu bệnh nhẹ thì sẽ khỏi sau 1 liệu trình (5 ngày là 1 liệu trình).

Điều trị viêm mũi xoang bằng cây ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa là tên gọi trong dân gian còn trong đông y có tên gọi khác là Thương nhĩ tử. Chúng là loại cây mọc hoang nhưng để đủ số lượng thuốc để chữa bệnh nhiều người đã trồng, phơi khô và cung cấp cho các nhà thuốc y học cổ truyền. Ké đâu ngựa là cây thuốc dân gian có tác dụng chữa trị viêm mũi xoang rất hiệu quả và ngay cả trường hợp viêm mũi lâu dài cũng được cải thiện tốt.

Cách 1: Ké đầu ngựa lấy quả rồi sao trên chảo nóng đến khi chúng chuyển sang màu xám thì đổ hết ra để nguội và tán thành bột mịn. Một ngày dùng thuốc này 3 lần, mỗi lần xúc 10g bột thuốc hòa với nước ấm rồi uống hết.

Cách 2: thang thuốc có 8g ké đầu ngựa, 30g bạch chỉ, 15g tân di và 15g bạc hà. Các vị thuốc cũng chế biến thành dạng khô rồi tán bột. Dùng bột để nấu thành nước uống, dùng thuốc này khi khi ăn xong 3 bữa chính.

thao-duoc-tri-viem-xoang-3

Những bài thuốc được chia sẻ trên đây được rất nhiều người áp dụng và đã thành công. Bạn hãy thử và sẽ thấy được hiệu quả tìm đến rất nhanh, chỉ sau 3 lần áp dụng. Chúc các bạn thành công.

Nguồn: https://thaoduockhoe.com/chia-se/thao-duoc-tri-viem-xoang.html

Tự học cách bấm huyệt chữa viêm xoang ngay tại nhà

Tự học cách bấm huyệt chữa viêm xoang đơn giản ngay tại nhà. Chỉ cần thực hiện 15 phút mỗi ngày là bạn có thể nhanh chóng "tạm biệt" cảm giác hắt xì phiền toái.

Viêm xoang là bệnh có rất nhiều cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, tùy cơ địa và tình trạng bệnh mỗi người mà áp dụng phương pháp phù hợp. Có người hợp với phương pháp điều trị bằng Tây y, có người lại sử dụng thuốc Nam và khỏi hẳn. Cũng có rất nhiều người thử bằng mọi cách vẫn không hết. Và nếu bạn cũng nằm trong trường hợp này thì hãy thử cách bấm huyệt chữa viêm xoang dưới đây. 

Bấm huyệt điều trị viêm xoang là phương pháp cực kỳ an toàn, không tốn chi phí bởi bạn không cần sử dụng thuốc mà vẫn giảm hẳn các triệu chứng của viêm xoang, giảm tắc nghẽn xoang, đau nhức do viêm xoang gây nên.

Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả cao nhất của phương pháp bấm huyệt trị viêm xoang, bạn cần:

– Thực hiện 3 lần/ngày vào sáng sớm, trước khi nghỉ trưa và trước khi ngủ buổi tối mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt cần ngồi thoải mái trên ghế, xoa nóng bàn tay trước khi bấm huyệt.

bam-huyet-chua-viem-xoang-3

Các động tác bấm huyệt chữa viêm xoang 

Xoa xoang: Người bệnh dùng 2 đầu ngón tay trỏ và giữa của 2 bàn tay đặt lên phía trong lông mày. Xoa theoo chiều từ phía trong lông mày ra phía ngoài gò má, đến mũi, rồi lại đi lên phía trong lông mày. Thực hiện động tác này 10 – 20 lần.

Sau đó, xoa các vòng có xoang xương hàm trên và xoang trán. Xoa vòng ngược lại từ 10 – 20 lần.

Xoa mắt: Hãy nhắm mắt và đặt 2 đầu ngón tay giữa của 2 bàn tay lên 2 mắt. Xoa mí mắt trong vòng hố mắt nhẹ nhàng. Xoa mỗi chiều 10 – 20 lần.

Bấm huyệt quanh nhãn cầu: Dùng ngón cái bấm huyệt phía trong và phía trên hố mắt, đồng thời dùng ngón trỏ bấm huyệt phía ngoài và phía dưới hố mắt.

Động tác này có tác dụng giúp khí huyết trong hố mắt được lưu thông, giảm tình trạng đau nhức hố mắt.

Day ấn các huyệt: Các huyệt cần day ấn gồm huyệt hoán túc, tinh minh, ấn đường. Mỗi huyệt day ấn trừng 10 – 20 lần.

bam-huyet-chua-viem-xoang

Xoa thân mũi: Dùng 2 đầu ngón trỏ và ngón giữa xoa mũi theo 2 chiều: từ dưới lên và trên xuống cho vùng mũi ấm đều, đồng thời hít vào thở ra mạnh từ 10 – 20 lần.

Day sụn - xương mũi: Dùng ngón tay day từ 10 – 20 lần huyệt ở vùng giáp giới giữa xương mũi và xương sụn.

Xoa cánh mũi: Hãy sử dụng ngón trỏ của tay bên này áp vào cánh mũi bên kia, xoa mạnh từ 10 – 20 lần.

Day huyệt nghinh hương: Huyệt nghinh hương là huyệt ở ngoài cánh mũi, trên nếp má – môi. Người bệnh hãy dùng 2 ngón tay trỏ ấn vào huyệt Nghinh hương từ 10 – 20 lần.

Vuốt và bẻ mũi: Bệnh nhân dùng tay vuốt đều lỗ mũi và bẻ đầu mũi qua lại chừng 10 – 20 lần.

bam-huyet-chua-viem-xoang-2

Phương pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang bằng xoa bóp bấm huyệt có hiệu quả với tất cả bệnh nhân mắc viêm xoang cấp cho đến viêm xoang mạn tính. Phương pháp này cực kỳ an toàn với sức khỏe người bệnh nhưng nếu bạn muốn nhanh chóng khỏi bênh hãy sử dụng thêm các thuốc thảo dược trị viêm xoang với 100% thành phần từ thiên nhiên.

Nguồn: https://thaoduockhoe.com/chia-se/bam-huyet-chua-viem-xoang.html

Đây là cách bạn phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Những cách giúp bạn phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm xoang và bệnh viêm mũi dị ứng là hai dạng bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên, không ít người bị nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh này. Cũng chính vì sự nhầm lẫn này làm cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Cùng Thảo dược khỏe tìm hiểu cách phân biệt 2 loại bệnh này nhé! 

Dễ nhầm lẫn giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Vào đầu mùa xuân hay thời tiết đột ngột thay đổi, nhiều người thường cảm thấy hay bị ngạt mũi, đau mặt, mệt mỏi và khó thở, khó ngửi. Thông thường, mọi người hay cho rằng đó là do mũi bị viêm, vì tác động của phấn hoa trong không khí nên gây ra hiện tượng đó. Tuy nhiên, đó lại là những biểu hiện của bệnh viêm xoang dị ứng. Đây là sự hiểu lầm thường thấy nhất, đặc biệt là ở những ai mắc bệnh nhưng chưa đến gặp bác sỹ để khám và điều trị.
Bên cạnh đó, việc nhầm lẫn giữa cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi cũng khá phổ biến. Do là những triệu chứng thông thường như sổ mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, mệt mỏi… nên nhiều người tưởng nhầm rằng mình bị cúm, cảm lạnh mà bỏ qua việc điều trị viêm xoang, viêm mũi dẫn đến bị mắc bệnh mãn tính. Các triệu chứng này khi ở thể mãn tính sẽ trở nên rất phiền toái trong cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng để có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả là điều cần thiết.

phan-biet-viem-xoang-va-viem-mui-di-ung-1

Đây là cách phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng

Thực ra, viêm mũi dị ứng là một dạng phản ứng miễn dịch của mũi trước các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài. Các tác nhân này có thể kể đến như thời tiết, phấn hoa, bụi bẩn, lông thú vật, nấm mốc, các mùi lạ. Các tác nhân này sẽ tác động tới cơ thể người qua một số đường như hít thở, ăn uống hoặc qua da. Do đó, bệnh viêm mũi dị ứng hình thành không phải do bị tổn thương như viêm xoang mà là do sự thích nghi của cơ địa mỗi người với các tác nhân gây bệnh. Cùng một tác nhân nhưng sẽ có người mắc viêm mũi và có người không.

Một số triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường gặp là:

Ngứa mũi: Hắt hơi liên tục thành tràng dài, không thể kiểm soát được (với người viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ hắt hơi rất nhiều khi gặp lạnh, có thể vào buổi sáng hoặc khi thời tiết thay đổi). Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt.
Chảy nước mũi: Triệu chứng này thường gặp nhất. Khi người bệnh bị chảy cả 2 bên mũi với dịch màu trong suốt, không có mùi.
Ngạt mũi: Có khi ngạt từng bên, có khi ngạt cả 2 bên, người bệnh phải thở bằng miệng.
Chụp X-quang cũng không cho hình ảnh rõ rệt ( khác với bệnh viêm xoang mãn tính sẽ cho thấy các hốc xoang chứa mủ).

phan-biet-viem-xoang-va-viem-mui-di-ung-2

Bệnh viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh do bị tổn thương tại các hốc xoang trên mặt người. Bệnh viêm xoang gây nên hiện tượng tấy đỏ ở đường thở và có nhiều dịch nhầy chảy ra, không thể kiểm soát được. Tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm xoang mãn tính, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, công việc và học tập của người bệnh. Điều mọi người thường không biết là, họ có thể bị viêm xoang mà không chảy nước mũi, ngạt mũi hay khó thở, bởi chất nhày nằm kẹt sâu trong xoang.

Các triệu chứng thường thấy của viêm xoang

  • Nghẹt mũi
  • Chảy dịch mũi nhiều
  • Ngửi kém, thậm chí mất khả năng cảm nhận mùi
  • Đau nhức vùng mũi, má, trán, chẩm.
  • Nhức đầu (đỉnh, thái dương, chẩm gáy)
  • Ho kéo dài (không có nguyên nhân ở họng hoặc khí phế quản)
  • Đau tai hay cảm giác đầy, căng, nặng trong tai
  • Nhức răng, hơi thở hôi
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi

phan-biet-viem-xoang-va-viem-mui-di-ung

Nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào trong số các triệu chứng của một trong 2 bệnh nói trên, và nhận thấy chúng không giảm sau 1 tuần tự điều trị, tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sỹ để được khám và điều trị hiệu quả nhất!

Nguồn: https://thaoduockhoe.com/chia-se/phan-biet-viem-xoang-va-viem-mui-di-ung.html

Sự thật ít người biết: Bệnh viêm xoang có lây không?

Bệnh xoang không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người mắc phải, tuy nhiên nếu bị mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của họ. Vậy bệnh viêm xoang có lây khôngVà cách nào để đề phòng nhiễm bệnh viêm xoang?

Bệnh viêm xoang có lây không?

Bệnh viêm xoang là một bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bệnh này không khó điều trị dứt điểm cho nên hay trở bệnh bệnh mãn tính kéo dài và có thể người bệnh phải chung sống với nó cả đời. Ngoài gây khó chịu cho người bị bệnh, bệnh viêm xoang còn gây ảnh hưởng xấu tới người xung quanh.

benh-viem-xoang-co-lay-khong-1

Nếu không điều trị tận gốc bệnh viêm xoang có thể gây một số biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: viêm xương trán, viêm hàm trên gây nhức đầu khi ăn, suy giảm sức khỏe, viêm tấy hoặc áp xe hốc mắt, viêm màng não, áp xe não. Tuy nhiên các biến chứng trên rất ít khi xảy ra.

Bệnh viêm xoang thường do vi khuẩn hoặc dị ứng gây nên, vì vậy, bệnh có khả năng làm lây nhiễm sang người khác. Bệnh lại liên quan tới đường hô hấp, cho nên việc lây nhiễm được tính tới rất cao. Tuy nhiên, mức độ lây nhiễm bệnh còn tùy vào mức độ tiếp xúc và sức khỏe của người đối diện và khả năng cơ thể tự kháng lại các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn.

Cách nào để phòng nhiễm bệnh viêm xoang?

Với những người bị viêm xoang, nên dùng chung vật dụng với người khác, vì thường lây nhiễm viêm xoang là thường do sống chung, sử dụng chung những vật dụng dẫn đến dễ dàng nhiễm khuẩn.

benh-viem-xoang-co-lay-khong-2

Vì vậy, để phòng tránh bệnh viêm xoang, các bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị viêm xoang: Không dùng chung khăn mặt, khăn tay, chậu nước với người bị bện viêm xoang, bởi những vật dụng sinh hoạt trên là nơi chưa nhiều vi khuẩn gây viêm xoang của người bệnh nhất. Dù bạn có tẩy rửa sạch sẽ thì vẫn sẽ còn sót lại những vi khuẩn gây bệnh. Cho nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi thấy người nhà mắc bệnh hoặc người ở cùng bị bệnh, các bạn nên sắm những vật dụng sinh hoạt riêng cho mình.
  • Đeo khẩu trang y tế khi ra đường: Khi ra đường hoặc đến những nơi đông người như bến xe, sân bay, điểm dừng xe buyt, các bạn nên đeo khẩu trang y tế để giảm nguy cơ mầm bệnh có sẵn trong môi trường tấn công và gây bệnh cho bạn.
  • Ăn uống, sinh hoạt điều độ, lành mạnh: Ngoài ra, mọi người cần phòng chống bệnh bằng cách ăn uống phù hợp, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn gây ứ đọng chất dịch nhầy, mủ, có chế độ nghỉ ngơi, làm việc, vận động hợp lý, tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm khói bụi, và tuyệt đối không được dùng chung đô vệ sinh cá nhân với người bệnh.

benh-viem-xoang-co-lay-khong-3

Nếu bạn, gia đình hoặc bạn bè bạn có các dấu hiệu của viêm xoang, cần phải đến ngay các bác sĩ tai mũi họng để điều trị dứt điểm bệnh, tránh gây ra viêm xoang mãn tính và lây nhiễm bệnh cho người xung quanh.

Nguồn: https://thaoduockhoe.com/chia-se/benh-viem-xoang-co-lay-khong.html

Cây cứt lợn trị viêm xoang thần kỳ nhưng phải ĐÚNG CÁCH

Bài thuốc dùng cây cứt lợn trị viêm xoang cực kỳ đơn giản.

Tuy có cái tên khó nghe và cũng không phải "của hiếm" nhưng cây cứt lợn (nhiều người gọi đùa là cây cứt lợn) lại là vị thuốc quý trong điều trị viêm xoang. Loại cây này có tác dụng chống viêm, chống phù nề, dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.

Tìm hiểu sơ lược về cây cứt lợn

Cây cứt lợn có tên khoa học là Ageratum conyzoides, thuộc họ cúc (compositae), hay còn gọi là hoa ngũ sắc, cây cỏ hôi, cây hoa ngũ vị,… Là loại cây mọc hoang, có thể tìm thấy dễ dàng ở các vùng quê Việt Nam. Nhiều người coi đây là loại cây cỏ dại bỏ đi mà không biết rằng chúng có thể chữa được nhiều bệnh bằng cách dùng toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hoặc khô. Nhắc đến chúng không thể không kể đến công dụng trị bệnh viêm mũi dị ứng, trị viêm xoang.

co-cut-lon-chua-viem-xoang-1

Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.

Vì sao hoa cứt lợn có thể chữa viêm xoang?

Bởi theo Y học hiện đại: Trong toàn cây cứt lợn có khoảng 0,16% tinh dầu đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu này lại chứa thành phần cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen và một số chất hóa học khác; có khả năng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính. Còn theo Đông y, cỏ cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Có thể dùng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng. Bên cạnh đó còn được dùng để chữa chảy máu ngoài da do chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema,…

co-cut-lon-chua-viem-xoang-2

Theo kinh nghiệm dân gian, bị viêm xoang cấp hay mãn tính đều có thể sử dụng cây cứt lợn này để giải quyết. Và thực tế nhiều người cảm thấy dễ chịu và khỏi viêm xoang nhờ cây cứt lợn này.

Cách sử dụng cỏ cứt lợn trị viêm xoang

Cách sử dụng phương thuốc này lại cực kỳ đơn giản:

Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.

Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và hướng dẫn cách theo dõi khi tự dùng thuốc ở nhà.

co-cut-lon-chua-viem-xoang

*Lưu ý:

  • Khi dùng cách chữa viêm xoang bằng hoa cứt lợn này, tránh xì mũi mạnh khiến mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.
  • Thực hiện kiên trì và đều đặn hàng ngày cho đến khi đạt được kết quả như ý muốn.
  • Kết hợp điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, bảo vệ đường hô hấp cẩn thận,… để mang lại kết quả điều trị cao nhất và phòng viêm xoang tái phát.

Nguồn: https://thaoduockhoe.com/chia-se/cay-cut-lon-tri-viem-xoang.html

Chữa viêm xoang mãn tính kiên trì thôi chưa đủ, phải dùng đúng bài thuốc

Chữa viêm xoang mãn tính kiên trì thôi chưa đủ, phải dùng đúng bài thuốc.

Người ta hay nói “ lai rai như bệnh tai mũi họng ”. Những ai bị bệnh này rồi mới thấy đúng. Viêm xoang mãn tính là một bệnh lý kéo dài, đầu cứ đau âm ỉ, nặng nề khó chịu, xuất hiện đàm từ xoang chảy xuống mũi hay cổ họng, có thể nhiều hoặc rất ít. Người bệnh lúc nào cũng cảm thấy đầu óc không được sáng suốt, nhiều khi mắt như có cảm giác mờ. Điều này rất khó chịu.

Rồi nghe chỗ nào có thầy hay thuốc tốt cũng đến, cũng thử. Thuốc thì đã dùng đủ loại. Thuốc Nam ( sắc, thuốc huờn, thuốc xông ), thuốc Tây (đủ loại kháng sinh, giảm đau, kháng viêm, tan đàm ). Uống nhiều thuốc kháng viêm bệnh nhân còn có triệu chứng xót ruột, đau vùng thượng vị. Tiền tốn cũng nhiều mà bệnh viêm xoang mãn tính vẫn cứ lai rai. Chữa bệnh không đúng cách, "tiền mất tật mang".

chua-viem-xoang-mui-man-tinh-1

Triệu chứng của viêm xoang mãn tính

Thông thường, bênh viêm xoang mãn tính hay xảy ra những triệu chứng sau:

  • Dịch mũi: dịch mũi ở cả hai bên mũi, có màu xanh hoặc màu vàng, chảy liên tục, khi ngủ thì ít chảy hơn.
  • Ngạt mũi, tắc mũi do dịch bị ứ lại khiến người bệnh khó thở.
  • Đau nhức: có thể lan lên đỉnh đầu hoặc xuống hàm, thường xuất hiện những cơn đau nhức vào ban ngày.
  • Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, kém tập trung.
  • Đau họng, ho kèm theo đờm hoặc không.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Có cảm giác buồn nôn.

Điều trị viêm xoang mãn tính

Trị viêm xoang mãn tính bằng phương pháp Tây y

+ Điều trị nội khoa: Người bệnh được điều trị tích cực cùng với đó là chế độ nghỉ ngơi và tránh các nguồn gây bệnh. Dùng thuốc kháng sinh đường uống hoặc tiêm trong 5-7 ngày; chống viêm, giảm đau hạ sốt (nếu bệnh nhân sốt cao).

+ Điều trị ngoại khoa: Điều trị ngoại khoa có tác dụng thông xoang mũi trong thời gian nhất định nhưng không phải là biện pháp triệt để chữa khỏi viêm xoang mãn tính hoàn toàn. Nhiều người lầm tưởng mổ xoang sẽ hết viêm xoang hoàn toàn nhưng trên thực tế tỷ lệ bệnh nhân bị tái phát sau khi mổ lên tới gần 50%. Ngoài ra, 70% người bệnh vẫn còn các triệu chứng chảy mũi, nhức đầu.

chua-viem-xoang-mui-man-tinh-2

Ngoài ra, còn tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm sút sau mỗi lần mổ, cấu trúc giải phẫu của hệ thống mũi xoang bị phá vỡ ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của mũi. Đây chính là tiền đề cho bệnh viêm xoang dễ tái phát và càng khó điều trị hơn.

Điều trị bệnh viêm xoang mũi mãn tính theo phương pháp Đông y

Bài thuốc số 1: Nguyên liệu: Tân di 10gam, trứng gà 3 quả.

Cách làm: hỗn hợp đem luộc chín và lấy nước uống

Bài thuốc số 2: Tân di 10gam, ké đầu ngựa 15gam, bạc hà 5gam

Cách dùng: Đem hỗn hợp sắc lấy nước uống, bã lại đem sắc tiếp cho đến khi nước cô lại rồi đem hòa với nước ép củ hành, rồi đem nhỏ lên mũi.

Bài thuốc số 3: Nguyên liệu: Tân di 10gam, hồng đằng 30gam

Cách dùng: Đem hỗn hợp trên sắc lấy nước uống ấm, mỗi ngày 3 lần uống.

Bài thuốc số 4: Nguyên liệu: Gừng tươi, củ hành khô

Cách dùng: Đem giã hai hỗn hợp trên rồi dùng để nhỏ mũi, mỗi ngày khoảng 3- 5 lần.

Bài thuốc số 5: Nguyên liệu: Tỏi, mật ong

Cách dùng: Giã tỏi lấy nước rồi hòa cùng với mật ong, người bệnh rửa mũi sạch với nước muối loãng rồi dùng bông nhúng vào dung dịch mật ong – tỏi nhét vào trong mũi. Ngày thực hiện 3 lần, thực hiện trong 7 – 8 ngày.

chua-viem-xoang-mui-man-tinh-3

Trên đây là những cách điều trị viêm xoang mãn tính hiệu quả mà chúng tôi tổng hợp được từ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng tại các bệnh viên lớn trong nước. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về căn bệnh phiền toái này mà từ đó có biện pháp phòng tránh bệnh tốt hơn.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Nguồn: thaoduockhoe.com